Vận đơn (bill of lading) trong xuất nhập khẩu

Trong bất kì bộ chứng từ xuất nhập khẩu nào cũng không thể thiếu một chứng từ vận tải vô cùng quan trọng đó là Vận đơn (bill of lading). Đây là chứng từ được xác nhận bởi đơn vị vận chuyển hàng hóa để chắc chắn hàng được đưa lên phương tiện vận chuyển. Vậy cụ thể vận đơn là gì, và nên có những thông tin gì trên vận đơn?

Vận đơn là gì?

Vận đơn nếu hiểu theo kiểu đơn giản thì nó là đơn vận tải – thông tin vận chuyển chuyến hàng, (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…), là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Vận đơn là do hãng tàu phát hành theo nội dung mà người bán gửi cho họ, do vậy ngay từ lúc gửi Chi tiết B/L (S/I), người bán đã phải lưu ý phần này để gửi cho đúng nội dung, tránh mất thời gian chỉnh sửa B/L nháp qua lại; hoặc nếu không phù hợp với yêu cầu của L/C, phải tốn phí tu chỉnh B/L.

bill-of-lading
Mẫu vận đơn (Bill of Lading)

Số bản gốc, bản copy của Vận đơn

Nếu L/C không quy định: tốt nhất là nộp đủ 3 bản gốc 3 bản copy

Nếu L/C quy định “At least two B/L:” thì phải nộp 2 bản gốc, một bản copy. (bản chính còn lại là gửi cho người NK để minh chứng người bán đã giao hàng)

Tên của vận đơn:

Nếu L/C yêu cầu là Bill of Lading thì tên phải là Bill of Lading Nếu L/C yêu cầu là Sea Way Bill thì tên phải là Sea Way Bill Tên không cần có chữ “ocean” hay “marine”.

Tên của Shipper:

Theo cách hiểu và tập quán thông thường, tên của Shipper phải là tên của người XK – Expoter.

Trường hợp buôn bán hai bên: 

Tên ghi ở ô shipper cũng chính là tên của người xuất khẩu Export, là tên của người bán Seller

Trong trường hợp buôn bán ba bên (qua trung gian)

  • Sử dụng L/C chuyển nhượng. (lúc này có một Supplier, người đứng giữa – một Trader, và người mua cuối cùng – một Client): Tên của Shipper sẽ chính là tên của
  • Sử dụng L/C giáp lưng. (lúc này có một Supplier, người đứng giữa – một Trader, và người mua cuối cùng – một Client)

Theo L/C mà Trader mở cho Supplier, tên ghi ở ô Shipper trên B/L (trong bộ chứng từ mà Supplier gửi cho Trader) là tên của Supplier.

Theo L/C mà Client mở cho Trader, tên ghi ở ô shipper trên B/L (trong bộ chứng từ mà Trader gửi cho Client) là tên của Trader. Vì dùng L/C giáp lưng là do Trader muốn giấu tên của Supplier đi nên lúc này Trader đã đến hãng tàu để Switch B/L, đổi tên ghi ở ô Shipper từ tên của Supplier sang tên của mình.

Tóm lại, nếu bạn là một trader, chuyện kinh doanh của bạn là 3 bên, nếu L/C không có quy định gì khác, thì việc ghi tên Shipper như vậy là hợp lý và không bị ngân hàng bắt bất hợp lệ.

Tên của Consignee

Thông thường khi thanh toán bằng L/C, ngân hàng Mở sẽ yêu cầu ghi ở ô consignee là tên của Ngân hàng Mở.

Mặt sau của vận đơn sẽ ký hậu theo 3 cách + 2 kiểu như người viết đã phân tích ở phần các loại vận đơn theo lệnh. Tóm lại, ngân hàng Mở hay L/C yêu cầu như thế nào thì mục này sẽ ghi như yêu cầu ấy.

Tên của Notyfy Party: 

Ghi tên của người NK (người yêu cầu mở L/C)

Tên tàu, số chuyến, cảng đi, cảng đến (thêm điểm lấy hàng nội địa nước XK và điểm giao hàng cuối cùng ở nội địa nước NK – nếu dùng vận tải đa phương thức)

Phải thể hiện đúng như L/C yêu cầu.

L/C yêu cầu cảng bốc là cụm cảng Tp. HCM: “Port of loading: HCMC Port”, thì trên B/L chỉ cần thể hiện tên bất cứ cảng nào nằm ở khu vực Tp. HCM (ví dụ Cảng Cát Lái, Cảng VICT…). Đối với cảng dỡ cũng cùng một cách hiểu như vậy.

Nếu L/C quy định cấm chuyển tải thì ngân hàng vẫn chấp nhận các chứng từ vận tải đa phương thức dù trên chứng từ này CÓ THỂ HIỆN CHUYỂN TẢI đã xảy ra, miễn là toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hoá (dù có sử dụng nhiều loại phương tiện vận tải) chỉ sử dụng một chứng từ vận tải đa phương thức duy nhất (miễn là hàng hoá được vận chuyển theo hành trình đã quy định trong L/C).

Mô tả hàng hoá – Description of goods.

Không cần mô tả chi tiết hàng hoá trên vận đơn. Phần này chỉ cần ghi đúng như những gì L/C yêu cầu. Phải khớp với các chứng từ khác như INV, PL, CO,…

Số lượng hàng hoá

B/L phải thể hiện đủ số ghi trên INV, và như L/C ghi.

L/C không cho phép giao hàng từng phần thì B/L phải thể hiện việc giao đủ số lượng đã quy định (nếu có sai số phải nằm trong dung sai cho phép đã quy định trong L/C)

Ngày xếp hàng lên tàu/Ngày tàu chạy/Ngày phát hành vận đơn.

Ghi rõ theo yêu cầu của L/C:

Laden on board date: Ngày xếp hàng lên tàu; chưa chắc/không phải là ngày tàu rời đi.

Shipped on board date: Ngày tàu chạy/rời khỏi cảng bốc.

L/C yêu cầu vận đơn phải ghi “on board” (hàng đã để trong hầm tàu) thì dòng chữ trên vận đơn ghi “on deck cargo” (đã chất lên boong tàu) sẽ không được chấp nhận.

Trường hợp trên B/L chỉ có ngày phát hành vận đơn mà không có ngày Laden on board hay Shipped on Board. Và L/C yêu cầu B/L phải là Laden on board B/L hay Shipped on board B/L, người XK muốn chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C (ngày cấp vận đơn sẽ trở thành ngày giao hàng như quy định trong L/C và hợp đồng mua bán) thì người XK phải yêu cầu hãng tàu thêm dòng chữ “Đã xếp lên tàu ngày…tháng… năm…: shipped (or laden) on board date…” và ký đóng dấu vào dòng chữ này, từ đó nó sẽ trở thành vận đơn hàng đã xếp lên tàu và có thể thanh toán được theo quy định trong L/C và hợp đồng mua bán.

Để tránh những rắc rối thế này, đa phần hiện nay các hãng tàu đều có ghi đủ hai mục là ngày phát hành Issue Date và Laden on board date/Shipped on board date. Và hai mục này thường cùng một ngày.

Nếu L/C ghi “Received for shipment B/L acceptable” thì B/L không cần ghi ngày laden onboard/shipped on board”.

Nếu vận đơn ghi Ngày On board trước ngày Phát hành => Vận đơn sai tính pháp lý. Nên yêu cầu ký phát lại.

Nếu vận đơn ghi Ngày Shipped on board/Laden on board sau ngày Phát hành => Ngày giao hàng được hiểu là ngày phát hành B/L. Nhưng nếu L/C yêu cầu hai ngày này phải giống nhau thì người XK nên yêu cầu hãng tàu ghi ngày Phát hành B/L trùng với ngày Shipped on board/Laden on board để không bị ngân hàng bắt bất hợp lệ.

Một câu chuyện khác, tình huống trong thực tế, khi thoả thuận thời gian giao hàng trong hợp đồng, hai bên mua bán sẽ thường ghi những câu chữ như sau, đồng thời dẫn tới việc quy định trên L/C sẽ như sau:

Ngày giao hàng trên hợp đồng ghi: Ngày giao hàng trên L/C sẽ ghi theo kiểu ngày giao hàng muộn nhất được phép: Ngày giao hàng trên chứng từ vận tải phải thể hiện như sau để không bị phạt phí bất hợp lệ:
“on 16th Oct 2018” “181021” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 11th Oct 2018 cho đến ngày 21st Oct 2018. (UCP cho phép dao động 05 ngày).
“about 16th Oct 2018” “181021” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 11th Oct 2018 cho đến ngày 21st Oct 2018. (UCP cho phép dao động 05 ngày).
“till/until/not later than

16th Oct 2018”

“181016” Thể hiện ngày 16th Oct

2018 hoặc bất cứ ngày nào trước đó.

“from 10th Oct 2018 to 16th Oct 2018” “181016” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 10th Oct 2018 cho đến ngày 16th Oct 2018.
“before 16th Oct 2018” “181015” Thể hiện ngày 15th Oct

2018 hoặc bất cứ ngày nào trước đó.

“not     allowed     after/not later than 16th Oct 2018” “181015” Thể hiện ngày 15th Oct

2018 hoặc bất cứ ngày nào trước đó.

 

“in first half of Oct 2018” “181015” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 1st Oct 2018 cho đến ngày 15th Oct 2018.
“in second half of Oct 2018” “181031” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 15th Oct 2018 cho đến ngày 31st Oct 2018.
“at the beginning of Oct 2018” “181010” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 1st Oct 2018 cho đến ngày 10th Oct 2018.
“at    the  middle   of                                     Oct 2018” “181020” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 11th Oct 2018 cho đến ngày 20th Oct 2018.
“in the end of Oct 2018” “181031” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 21st Oct 2018 cho đến ngày 31st Oct 2018.
“in Oct 2018” “181031” Được thể hiện bất cứ ngày nào từ này 1st Oct 2018 cho đến ngày 31st Oct 2018.
In the first week?

Người ký phát B/L.

Ghi theo yêu cầu của L/C. Thường B/L sẽ do một trong số các bên sau đây ký phát:

  • Người chuyên chở-hãng tàu ký phát, thì sau chữ ký của hãng tàu phải thể hiện dòng chữ “As the carrier” hoặc tương đương
  • Thuyền trưởng ký phát, thì sau chữ ký của thuyền trưởng phải thể hiện dòng chữ “As the Master” hoặc tương đương
  • Đại lý của hãng tàu ký phát (FWD) thì sau chữ ký của FWD phải thể hiện dòng chữ “As agent for the carrier”.
  • Người thay mặt thuyền trưởng ký thì sau chữ ký của người này phải thể hiện dòng chữ “On behalf of Mr. Jonh Herry, as the master”.

Nếu L/C yêu cầu cấp vận đơn sạch “Clean” thì trên vận đơn có/hoặc không có ghi rõ chữ “clean” đều được, chỉ cần không có những phê chú xấu nào về tình trạng của container/bao bì là được xem như hoàn hảo.

Nên nhớ vận đơn phải được xuất trình trong thời hạn xuất trình 21 ngày kể từ ngày phát hành B/L (nếu không có quy định gì khác).

 

One thought on “Vận đơn (bill of lading) trong xuất nhập khẩu

  1. Pingback: Sử dụng hối phiếu trong mua bán hàng hóa quốc tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Phạm Nhật Hùng
Bản đồ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Translate »