Tại sao phải hun trùng hàng hóa xuất khẩu ?
Hun trùng là một trong những quy định bắt buộc phải có để có thể hoàn thành thủ tục thông quan lô hàng đưa đến đơn vị nhập khẩu. Các lô hàng nhập khẩu không tuân thủ quy định này sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nề. Người chịu phạt sẽ là các nhà xuất khẩu.
Hàng bị trả về, không thể xuất khẩu, bị phạt, hay phải hun trùng lại… do không thực hiện hun trùng với các mặt hàng đó.
Các nước sau đây bắt buộc hun trùng trước khi nhập khẩu lô hàng bao gồm: Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Nội Á… Úc, New Zealand theo tiêu chuẩn Afas là bắt buộc.
Chính vì những lý do trên mà khi nhận được các đơn hàng xuất khẩu của các nhà nhập khẩu, đối với những mặt hàng yêu cầu phải hun trùng của hải quan nước nhập, các nhà xuất khẩu phải chú ý công việc này để tránh những sai sót không đáng có.
Quý khách hàng cần hun trùng hàng xuất khẩu vui lòng liên hệ số hotline 08.2660.6107 – 0911.785.738 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Hun trùng hàng xuất khẩu là gì ?
Hun trùng hàng xuất khẩu là biện pháp thường được sử dụng để loại bỏ các loại côn trùng có trong hàng hóa, container vận chuyển. Hun trùng có tác dụng làm sạch các khoang tàu, hàng có sử dụng bao bì, kệ bằng giấy hoặc gỗ hay các thùng bằng gỗ trở nên sạch, tránh bị ô nhiễm,…trong khi vận chuyển hàng hóa phòng trừ sự phát tán các vi sinh vật sống kí sinh trong các mạch gỗ giữa các quốc gia trên thế giới.
Các loại hun trùng hàng xuất khẩu như:
- Hun trùng hàng hóa trong container theo tiêu chuẩn AFAS
- Hun trùng bao bì đóng gói, vật liệu chèn lót bằng gỗ theo tiêu chuẩn ISPM15
Những loại hàng hóa cần phải hun trùng:
- Các có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cafe, tiêu, điều, …) bột cám, phân bón, rất dễ có côn trùng do môi trường ẩm mốc.
- Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ (mây tre lá, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng gỗ chưa qua xử lý bề mặt, …)
- Bao bì đóng gói có nguồn gốc từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ, đóng gói hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng, …
Thời gian vận chuyển trên biển kéo dài (từ TPHCM đi châu Âu thường mất trên 25 ngày, đi Mỹ mất trên 18 ngày, đi Úc mất khoảng 20 ngày). Trong thời gian đó, hàng hóa chất xếp trong container đóng kín với nhiệt độ cao (trên 40 độ C) và môi trường ẩm thấp hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng sinh sôi nảy nở.
Danh sách các nhóm dịch hại xuất hiện trong quá trình vận chuyền hàng xuất khẩu
- Côn trùng: AnobiidaeBostrichidae
- Buprestidae
- Cerambycidae
- Curculionidae
- Isoptera
- Lyctidae (with some exceptions for HT)
- Oedemeridae
- Scolytidae
- Siricidae
- Tuyến trùng: Bursaphelenchus xylophilus
Phương pháp hun trùng hàng xuất khẩu
Hiện nay việc hun trùng được thực hiện rất đơn giản và không hề tốn nhiều thời gian.
- Đối với các phương pháp đóng hàng trên pallet gỗ đơn vị cung cấp hàng xuất khẩu sẽ phun thuốc diệt trùng lên trên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận trong vòng 1 đến 2 ngày sau đó sẽ được cấp chứng từ hun trùng.
- Có một số trường hợp trong container rỗng được hun trùng trước khi đóng hàng hóa lên. Cách phổ biến nhất hiện nay mà mọi người thường hay áp dụng đó chính là hun trùng sau khi đóng hàng và container được đóng kín.
Nhóm dịch hại liên quan đến nguyên liệu đóng gói bằng gỗ sẽ được loại trừ bằng biện pháp xử lý HT và MB phù hợp với quy định tại danh mục trên:
a. Xử lý bằng hơi nóng (Heat treatment)
Nguyên liệu đóng gói bằng gỗ được làm nóng phù hợp với quy định về nhiệt độ và thời gian cụ thể, nhằm đạt được nhiệt độ tối thiểu tại lõi gỗ là 560C trong thời gian 30 phút. Việc xử lý nhiệt được thể hiện bằng chữ HT trong dấu tiêu chuẩn.
b. Khử trùng bằng Methyl Bromide (MB)
Nguyên liệu đóng gói bằng gỗ (pallet, tấm nâng, vật chèn lót, tấm gỗ kê, hòm, thùng, các bảng đỡ, các đai và các đồ chèn khác) cần được khử trùng bằng Methyl Bromide. Việc xử lý này được ghi bằng chữ MB trong dấu tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xử lý khử trùng bằng MB đối với nguyên liệu đóng gói bằng gỗ. Nhiệt độ tối thiểu khi thực hiện khử trùng không thấp hơn 100C.
Về liều lượng, có thể thấy một số nước quy định liều lượng MB như sau:
– Mỹ, Châu Âu, Canada: 50g/m3
– Hà Lan: thời gian ủ thuốc tối thiểu 24 giờ và Container rỗng cũng phải được thông thoáng làm sạch hơi thuốc cho tới khi đạt tới tiêu chuẩn của Hà Lan
– Taiwan: 80g/m3
– Nội Á: 48g/m3
Một số loại hóa chất phổ biến dùng để hun trùng hàng xuất khẩu
Hóa chất khử trùng Methyl Bromide (CH3Br)
Loại hoá chất này được sử dụng rất sớm cho việc khử trùng hàng hóa, nó có khả năng khuếch tán và thẩm thấu tốt nên thường được sử dụng để khử trùng những lô hàng kích thước lớn, kho xưởng hay những hầm hàng có khối tích cả chục ngàn m3. Methyl Bromide (CH3Br) dùng để xử lý hàng nông sản khô, thủ công mỹ nghệ, hàng hóa làm bằng gỗ, các loại rau củ, hoa, trái cây tươi …
Phosphine (PH3)
Là chất thay thế Methyl Bromide hữu hiệu trong tương lai. Tuy nhiên khả năng thẩm thấu không triệt để, thời gian ủ thuốc kéo dài.
Hóa chất Aluminium Phosphide (AlP)
Đây là công thức ban đầu của thuốc khử trùng Phosphine (PH3) – loại hơi độc có tác dụng diệt trừ côn trùng. Khi được đưa vào không gian khử trùng thì AlP sẽ kết hợp với hơi ẩm trong không khí để giải phóng ra PH3, vì vậy thời gian khử trùng đối với loại thuốc này thường dài hơn so với Methyl Bromide.
Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư hun trùng
- Hóa đơn thương mại: Commercial invoice
- Phiếu đóng gói: Packing list
- Vận đơn: Bill of lading
Thời gian cấp chứng thư hun trùng
Trong vòng 01-02 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.
Khử Trùng Quốc Tế (ITF) cam kết bảo hành khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ hun trùng hàng xuất khẩu.
Các trường hợp phát sinh
– Không hun trùng hàng hóa.
Năm 2009 có trường hợp một container 40 feet hàng gốm sứ xuất đi châu Âu nhưng không hun trùng các pallet gỗ do nhà xuất khẩu không nắm được thông tin này hay bỏ sót chi tiết hun trùng bao bì. Sau khi hàng đến thì hải quan nước sở tại phát hiện và mức phạt nghe đâu lên đến khoảng 20.000 euro với yêu cầu phải xuất trả về lại Việt Nam hoặc tiêu hủy tại chỗ.
– Quên hun trùng hàng hóa.
Điều tưởng như không thể có này thường xảy ra khi thời hạn giao container cho hãng tàu (closing time) gần hết. Người làm thủ tục xuất nhập khẩu lúc này chỉ còn lo chú ý đến việc làm sao để container có thể được nhận và xếp kịp lên tàu mà quên việc hun trùng hàng hóa. Khoảng đầu năm 2010 một công ty xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã kịp thời phát hiện sai sót này cho lô hàng của họ xuất đi châu Âu. May mắn là hàng hóa còn nằm ở cảng Singapore. Công ty Việt Nam phải nhờ chi nhánh của hãng tàu ở Singapore giúp xử lý hun trùng container này với chi phí phát sinh gần 600 đô la Mỹ cho container 20 feet.
– Hun trùng không đạt yêu cầu. Mặc dù nhà xuất khẩu đã nhờ dịch vụ hun trùng (thường là loại hóa chất được yêu cầu và thời gian hun trùng là 12 tiếng trước khi container được xếp lên tàu tại cảng TPHCM),nhưng có trường hợp hải quan Úc vẫn yêu cầu phải hun trùng lại lô hàng này do chất lượng hun trùng không đảm bảo. Thông tin bên lề cho hay mức phí đó phát sinh khoảng 1.000 đô la Úc/container 20 feet.
Cũng phải nói thêm rằng quy định của hải quan Úc rất nghiêm ngặt trong việc này. Đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Úc mà có đóng gói bao bì thì ngoài Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate) theo quy định nhà xuất khẩu còn phải làm Bảng kê khai thành phần nguyên liệu bao bì (Packing Declaration). Bảng kê này sẽ phải gửi sớm cho nhà nhập khẩu ở Úc sau ngày tàu khởi hành ở TPHCM.
– Chứng thư hun trùng không được chấp nhận. Có trường hợp hải quan Úc không chấp nhận chứng thư hun trùng của một số ít các nhà cung cấp dịch vụ hun trùng Việt Nam do chất lượng dịch vụ của các công ty này có vấn đề. Để tránh tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tham khảo ý kiến của các công ty giao nhận vận tải, các nhà môi giới vận tải vì họ có các đại lý ở Úc để kiểm tra và xác thực thông tin.
Quý khách hàng cần hun trùng hàng xuất khẩu vui lòng liên hệ số hotline 08.2660.6107 – 0911.785.738 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.