Trong quá trình làm nghề xuất nhập khẩu, đôi khi bạn sẽ gặp phải những lô hàng bắt buộc phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đi kèm với lô hàng trước khi xuất khẩu. Vậy cần chứng từ gì để làm Giấy chứng nhận kiểm dịch, quy trình, thủ tục cụ thể như thế nào?
>>>>> Xem thêm: Sử dụng hối phiếu trong mua bán hàng hóa quốc tế
Thế nào là kiểm dịch thực vật?
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Kiểm dịch động vật, thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Mặt hàng bắt buộc làm kiểm dịch thực vật, động vật
Về cơ bản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi… nhiều khả năng sẽ phải làm kiểm dịch.
Bạn có thể tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch là gì. khóa học xuất nhập khẩu nâng cao
Tuy nhiên, Thông tư 40 này quy định còn rất chung chung, và khó áp dụng cho doanh nghiệp cũng như với cả các bác hải quan.
Với hàng xuất khẩu, đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật.
Nội dung này được hướng dẫn trong Công văn số 89/BTC-TCHQ. Như vậy cũng giải quyết vướng mắc cho nhiều công ty xuất nhập khẩu.
Để biết mặt hàng phải làm kiểm dịch động vật, bạn có thể tra trong Bảng mã số HS của danhh mục Động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch (Bảng này được ban hành kèm theo Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
Để được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm:
Đơn đăng ký kiểm dịch;
Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Nộp hồ sơ (tổ chức, cá nhân) khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục Thú y
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày ghi trên phiếu hẹn đến Cục thú y nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với lô vật thể xuất khẩu
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu
Giấy ủy quyền của chủ vật thể: áp dụng trong trường hợp chủ vật thể ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật (Bản chính).
Vận đơn (Bill hàng): chỉ áp dụng đối với vật thể xuất khẩu bằng đường biển khi chủ vật thể yêu cầu cơ quan kiểm dịch thực vật xác nhận vào giấy chứng nhận các thông tin nêu trong vận đơn (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
Hợp đồng mua bán, thư tín dụng (nếu có) (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
Giấy chứng nhận khử trùng (Bản chính): Áp dụng đối với vật thể xuất khẩu có yêu cầu khử trùng được ghi trong hợp đồng mua bán, thư tín dụng.
Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất trước khi xuất khẩu vật thể, nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Căn cứ vào kết quả kiểm tra vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì thông báo chủ vật thể biết và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với lô vật thể tái xuất khẩu gồm:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu; hạch toán thuế nhà thầu
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu);
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất hàng (Bản sao chụp);
Vận đơn (Bill): áp dụng đối với vật thể tái xuất khẩu bằng đường biển (Bản copy và xuất trình bản chính để đối chiếu).
Phiếu đóng gói (Packinglist): áp dụng đối với vật thể tái xuất khẩu bằng đường biển trong trường hợp vật thể không đồng nhất (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu);
Giấy ủy quyền của chủ vật thể: Áp dụng trong trường hợp chủ vật thể ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật (Bản chính);
Hợp đồng mua bán, thư tín dụng (nếu có) (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất trước khi tái xuất khẩu vật thể, nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định. Căn cứ vào kết quả kiểm tra vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận (thông báo chủ vật thể biết và nêu rõ lý do).
Nội dung Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Nội dung chính của giấy này có thông tin như:
Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
Số lượng và loại bao bì
Nơi sản xuất
Tên & khối lượng sản phẩm
Tên khoa học của thực vật
Và một số thông tin khác.
Khi làm thủ tục kiểm dịch, bạn làm tại các chi cụ kiểm dịch vùng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.